Banner top
Menu portal
Giới thiệu
Banner tin tức - sự kiện

 

Banner - Góp ý - Ý kiến
Kế hoạch
Banner thi đua - khen thưởng
Tổ chức đoàn thể
Thông tin tuyển sinh
Công khai thông tin
Hiển thị nội dung bài viết

Chương trình hoạt động Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời năm 2022 của Thư viện Trường THPT Lê Quý Đôn.

05/10/2022
14:08:00
374

 

       Một năm học qua đi, một năm học mới lại bắt đầu, một năm học phải chịu nhiều ảnh hưởng tác động của dịch Covid 19 bùng phát trên khắp toàn cầu. Nhưng với truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay, dù khó khắn đến đâu nhân dân ta cũng phải cố gắng để khắc phục để được học và đó là một nét đẹp trong tâm hồn văn hóa của mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời về thực chất là phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, làm cho mỗi người dân, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư thấy được tầm quan trọng của việc học đối với chủ trương vận động nhân dân xóa đói giảm nghèo, phát triển ngành nghề, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong thời đại ngày nay, những khát vọng hiểu biết của mọi người dường như đã dễ dàng thỏa mãn hơn với sự xuất hiện và phát triển không ngừng của Internet và các thiết bị công nghệ số. Chúng ta có tri thức từ nhiều quốc gia, từ nhiều thời đại khác nhau chỉ sau vài cái click chuột. Các tài liệu, sách, giáo trình được chia sẻ miễn phí rất nhiều trên không gian mạng. Có rất nhiều diễn đàn được lập ra cho từng lĩnh vực, từng lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Đây thực sự là cơ hội lớn để cho mọi người cùng học tập trong một kho tàng tri thức mở của nhân loại. Với những người có quyết tâm và khát vọng hiểu biết, Internet cung cấp cho họ cơ hội tự học và con đường để hướng tới thành công. Chính vì vậy, chủ đề của Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022 là “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid 19”.

       Việc xây dựng xã hội học tập và phát động tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là những chủ trương hết sức đúng đắn và ý nghĩa. Chúng ta cần chung tay để việc học tập của tất cả mọi người được duy trì và tiến lên không ngừng, chứ không chỉ dừng ở sự phát động trong một tuần lễ. Trong thời gian tới, mọi người đều phải có trách nhiệm:

       - Đối với các em học sinh: Hăng hái thi đua học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Giai đoạn học phổ thông là giai đoạn các em hình thành các kiến thức và kĩ năng cơ bản đầu đời, đặt nền móng vững chắc cho sự học suốt đời. Các em hãy tận dụng mọi thời gian, mọi cơ hội, mọi điều kiện có được như sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, thư viện; sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí, sách, tài liệu học tập, thông tin mạng.....để không ngừng vươn lên học tập tốt. Biết vận dụng kiến thức đã học tập vào thực tiễn cuộc sống.

       - Đối với thầy cô giáo trong toàn trường: Các tổ chức trong nhà trường hoạt động chủ yếu trên môi trường mạng, CBGV-NV thực hiện hồ sơ điện tử, thiết kế triển khai các bài giảng, xây dựng ngân hàng câu hỏi…,thực hiện tích cực triển khai có hiệu quả phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt”, các cuộc thi GVDG, các cuộc thi sáng tạo KHKT, sáng tạo và chế tạo đồ dùng dạy học hữu ích, các cuộc vận động khác tại trường học.

       - Đối với Đoàn trường: Tổ chức phát thanh tuyên truyền, tổ chức diễn đàn trên cổng thông tin Đoàn trường.

      - Đối với thư viện: Xây dựng tài nguyên học liệu mở, tăng cường công tác khuyến học, khuyến khích các thầy cô giáo truy cập Internet, xây dựng tủ sách lớp học…

Trong lịch sử chúng ta đã từng biết đến, một E- đi –xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học, một Gorky nhà văn nga vĩ đại tác giả cuốn tiểu thuyết nỗi tiếng “Những trường đại học của tôi” hay nói đâu xa trong lịch sử dân tộc việt nam có những tấm gương tự học sáng ngời như: thần đồng Lương Thế Vinh nhờ cố gắng tự học sau đó đổ Trạng Nguyên và chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay một Mạc Đình Chi lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng mà sau đổ Trạng Nguyên, đi sứ nước ngoài làm rạng danh nước nhà và được phong “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”. Hay vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta ngày trước cũng nổ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi, Bác thông thuộc nhiều ngôn ngữ trên thế giới và tìm ra con đường cứu nước. Tất cả, tất cả những con người đó là những tấm gương sáng ngời của tinh thần tự học và đã thành công. Để bước tiếp con đường của những vĩ nhân và tiếp thu truyền thống ấy, đến với tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022 của trường chúng ta với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid 19”. Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ: Những điều ta biết chỉ là giọt nước, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thoả mãn với những gì mà mình đã có mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại, vì thế con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn, học để nâng cao năng suất lao động, học để xây dựng đất nước.

       Để hòa chung vào không khí của chủ đề tháng 10, để tôn vinh những nét đẹp và giá trị văn hóa của người phụ nữ Việt Nam chúng ta hãy cùng nhau đọc tác phẩm Nhật ký Đặng Thùy Trâm nhé.

         Có những lời thơ đã làm xúc động bao thế hệ:

Tôi muốn dệt những vần thơ về chị
 Để đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời

       Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng dấu ấn mà nó để lại vẫn còn vang vọng mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh những người anh hùng liệt sĩ sẵn sàng ngã xuống vì nền độc lập tự do vẫn còn đó, in sâu vào hồn thiêng dân tộc, sống mãi với non sông đất nước. Bởi vậy, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng viết:

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói lung linh.......”

       Hình ảnh một nữ chiến sĩ - một bác sĩ – một con người sẵn sàng hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho nền độc lập, tự do của dân tộc, đó chính là nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Chị sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Tốt nghiệp đại học năng 1996, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường Quảng Ngãi. Ở đó chị được phân công phụ trách một bệnh viện Huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Trong vai trò là một nữ bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người, chia sẻ với nỗi đau của người bệnh, chăm sóc thương binh hết lòng. Đến ngày 22/6/1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng khi chưa đầy 28 tuổi. Cuốn sách “Nhật kí Đặng Thùy Trâm do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, cuốn sách đã thu hút người đọc ngay từ những trang đầu tiên qua lời giới thiệu và câu chuyện về những tấm lòng và số phận kì lạ của cuốn nhật ký.

 

       Với cách viết nhật ký mộc mạc, chân thành Thùy Trâm đã khiến cho người đọc như được quay ngược thời gian, trở về với những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Những trang nhật ký của chị giống như một cuốn phim quay chậm trước mắt chúng ta bao đau thương, mất mát, khó khăn gian khổ khiến người đọc không khỏi xúc động nghẹn ngào. Chị trăn trở băn khoăn: “Không lẽ quyển sổ nhỏ này cứ ghi tiếp mãi những trang đầy máu hay sao. Nhưng Thùy ơi! Hãy ghi đi, ghi cho đầy đủ tất cả những máu xương, mồ hôi nước mắt của đồng bào ta đã đổ hai mươi năm nay. Và ở những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh sinh tử này, mỗi sự hy sinh càng đáng ghi đáng nhớ nhiều hơn nữa”….

Không những thế, những dòng nhật ký ngắn gọn mà tha thiết, chứa đựng toàn bộ ý chí bất khuất, kiên cường của một người con gái vốn được sinh ra nơi chốn đô thành vậy mà giờ đây lại phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Mở đầu trang nhật ký chị đã viết: “Đời người phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”, phải chăng đó là phương châm sống để chị vượt qua những tháng ngày gian khổ? Có dễ dàng gì đâu khi công việc tại bệnh xá luôn căng thẳng đón từng đợt thương binh từ chiến trường cam go? Khó khăn biết mấy khi phải chỉ huy cả bệnh xá chống chọi lại với những trận càn khủng khiếp của kẻ thù. Và đau đớn thay khi phải chứng kiến biết bao cái chết.

       Các bạn đọc giả thân mến! Trong cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, ngoài những trăn trở trong cuộc sống của một chiến sĩ cách mạng thể hiện lý tưởng và khát vọng sống cao đẹp, những ghi chép của chị còn trải rộng ra tình cảm bao la đó là “tình người”. Phải chăng trong lửa đạn ác liệt, khoảng cách giữa sự sống và cái chết mong manh làm cho con người ta gần nhau hơn, dễ hiểu nhau hơn và hi sinh vì nhau nhiều hơn. Cuốn nhật ký được khép lại vào ngày 20 tháng 6 năm 1970. Bởi hai ngày sau đó chị đã anh dũng hy sinh trong một trận càn của địch. Với gần 300 trang sách, Nhật Ký Đặng Thùy Trâm đã khiến người đọc cảm nhận sâu sắc và thấm thía nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh. Chị khao khát đến cháy lòng ngày hòa bình thống nhất Bắc Nam để được về với mẹ, về với mảnh đất Hà Thành thân yêu. Những lời tâm sự cứ tự nhiên, nhẹ nhàng mà thấm vào tâm khảm của từng bạn đọc như lời thiết tha chân tình chạm đến mọi trái tim. Đi qua những trang sách ta như thấy mình đi qua trái tim của cả một lớp thanh niên thời đại- những con người giàu tình cảm ấy luôn cháy trong mình lòng yêu quê hương đất nước. Những con người phi thường ấy vẫn cao lớn mà sao trở nên thân thương, gần gũi và đáng mến quá đỗi. Từng câu từng chữ đều có sức tác động mạnh mẽ đến tiềm thức của lớp thanh niên thời bình phải làm sao cho xứng với cha ông ngày trước.

       Các bạn đọc hãy cùng lên thư viện nhà trường tìm ngay cho mình cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm’’. Hãy đắm mình trong từng dòng tâm trạng của Đặng Thùy Trâm, ta sẽ hiểu đất nước lớn lên từ những con người như thế. Để rồi chúng ta trân trọng, biết ơn và sống có ước mơ, hoài bảo. Đặng Thùy Trâm sẽ mãi là cái tên, mãi là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

 

                                                                                                                                    CBTV

                                                                                                                             Nguyễn Thị Hiền

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh

Banner - Thư viện video
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo
Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình

Liên kết website
Footer

Trường THPT Lê Quý Đôn

Địa chỉ: Tiểu khu II, Thị trấn Hoàn Lão, Bố Trạch, Quảng Bình
Email: thpt_so1botrach@quangbinh.edu.vn